8.17. Truyện
Nhân Quả Báo Ứng Thời
Hiện Đại: Truyện
thứ nhất:
Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liều xin một
bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô
bé ra mở cửa. Và thay vì xin gì đó để ăn, cậu đành xin một ly nước uống. Cô bé trông
cậu có vẻ đang đói nên bưng
ra một ly sữa lớn.
Cậu bé uống xong,
hỏi "Tôi nợ bạn bao nhiêu?"."Bạn không
nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ
dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều
tốt." Cậu bé cám ơn và đi khỏi. Lúc này, Howard Kelly thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều. Nhiều năm sau, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo.
Các bác sĩ trong vùng bó
tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa
trị. Tiến sĩ Howard
Kelly được mời khám. Khi nghe tên địa chỉ của bệnh nhân,
một tia sáng loé lên
trong mắt ông.
Ông đứng bật
dậy và đi đến phòng
bệnh nhân và nhận
ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng
sức cứu được
cô gái này.
Sau thời
gian dài, căn bệnh của cô gái cũng qua khỏi. Trước khi tờ hoá đơn
thanh toán viện phí được chuyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh. Cô
gái lo sợ không dám mở ra, bởi vì cô chắc chắn rằng cho đến hết đời thì cô cũng
khó mà thanh toán hết số tiền
này.
Cuối cùng
cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng
chữ bên cạnh
tờ hoá đơn....
“Đã thanh toán
đủ bằng một ly sữa.”
Ký tên
Tiến sĩ Howard Kelly.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước mắt: "Cảm ơn ông!."
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước mắt: "Cảm ơn ông!."
Đây là câu chuyện có thật.
Dr. Howard Kelly là một
nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins
năm 1895.
Truyện thứ hai:
Đây là một câu chuyện có
thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không
biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ
ra một cách thật hay ho.
Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường
để gây quỹ kiếm
tiền trả học
phí cho cả hai. Họ tìm đến
nhà dương cầm
nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu
của nhạc sĩ yêu cầu
các cậu phải
đảm bảo thanh
toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương
cầm.
Ngày trọng
đại đó rồi cũng đến.
Paderewski biểu diễn
tại Standford. Nhưng
không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu
được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn
cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh
thủ thanh toán tấm
séc này sớm nhất. Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận
được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây
là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà
các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên
ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng
rõ ràng
cho thấy
rằng Paderewski là một con người có nhân cách
lớn.Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà
ông chẳng hề quen biết. Chúng ta
ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu
giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ
rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều
gì sẽ xảy ra cho
họ?” Họ giúp
và không mong có
sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm. Paderewski sau đó trở thành
Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh
đạo tài ba nhưng không
may, chiến tranh Thế
giới xảy ra,
Ba Lan bị tàn phá.
Hơn
1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp
cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ
chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc
bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng
thống Hoa Kỳ.
Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người
dân Ba Lan.Thảm họa được đẩy lùi.
Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm.
Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích
thân cảm ơn. Khi
Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng
của ông, thì Hoover vội cắt ngang
và nói:
“Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ
câu chuyện này, nhưng
vài năm trước,
ngài đã giúp hai cậu
sinh viên trẻ tuổi tiếp tục
học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong
hai sinh viên
ấy.”
Truyện
thứ ba:
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming
ở Scotland. Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái
đầm lầy gần
đó. Ông vội
chạy đến nơi
thì nhìn thấy một cậu
bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.Người nông dân liền
lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng
đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn
mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là
Randolph Henry Spencer Churchill, cha
của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm
qua. Ông ta nói: “Tôi đến để cảm
ân và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi”. Ông
Fleming đáp: “Không có chi.
Đây là chuyện nên làm và ông
không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không
nhận đâu. ”Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng
10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi: “Đây là
con trai anh phải không?”. “Vâng” – Ông Fleming
trả lời đầy vẻ tự hào. Nhà quý tộc ân cần hỏi
cậu bé:”Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?” Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
“Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.”Nhà quý tộc lại gặng hỏi: “Thế
cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?” Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc
rồi mới trả lời: ”Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ
điều gì nữa đây? ”Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: “Nhưng
bác muốn biết,
nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?” Và lần này cũng lại là một câu
trả lời thật
thà: “Thưa bác,
cháu muốn được
đi học, cháu
muốn trở thành
một bác sĩ!” .
“Vậy
thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming,
hãy để tôi
chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con
trai anh mà giống tính cha nó
thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai
chúng ta đều hãnh diện.” Ông Fleming nhà nghèo
nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những
trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu
cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming. Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được
không biết bao nhiêu người
trên thế giới. Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu
thoát chết. Tên cậu chính là
Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ
nhân, là người mà cả nước
Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là thủ tướng
trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều
thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander
Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một
nghĩa trang.
Điều này chứng
minh rằng:
“Hành
thiện nhất định
sẽ gặp thiện
báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì
bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không
mất”. Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền,
mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và
những người xung quanh....
Xin hãy gởi câu chuyện này đến tất cả bạn bè của
bạn. Mong rằng cuộc sống tất cả chúng ta đều tươi sáng, tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng, tích
đức tu thiện hầu cải tạo vận mệnh cho chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét